Công thức Toán Tiểu Học Cần Nhớ (4 phép tính cộng trừ nhân chia)

Công thức toán Tiểu học cần nhớ được vnstorage tổng hợp hợp cho các bạn Học sinh tiểu học nhớ. Dưới đây là các công thức với 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia cơ bản trong chương trình học toán Tiểu Học mà học sinh cần nắm được.

1. Bốn phép tính với các số tự nhiên

a) Phép cộng

a + b = c

- Trong đó: a, b là số hạng; c là tổng

b) Phép trừ

a - b = c

- Trong đó: a là số bị trừ; b là số trừ; c là hiệu

*) Lưu ý:

- Khi ta tăng (giảm) số bị trừ lên bao nhiêu đơn vị và giữ nguyên số trừ thì hiệu tăng (giảm) bấy nhiều đơn vị.

- Khi ta tăng (giảm) số trừ lên bao nhiêu đơn vị và giữ nguyên số bị trừ thì hiệu giảm (tăng) bấy nhiều đơn vị.

Ví dụ: Số trừ b tăng lên 2 đơn vị và số bị trừ a giữ nguyên thì hiệu giảm 2 đơn bị. Ngược lại, số trừ b giảm 2 đơn vị và số bị trừ a giữ nguyên thì hiệu tăng 2 đơn vị.

- Khi ta tăng (giảm) số bị trừ lên bao nhiêu đơn vị và tăng (giảm) số trừ bấy nhiêu đơn vị thì hiệu không thay đổi.

- Hiệu của 2 số chẵn là số chẵn.

- Hiệu của 2 số lẻ là số chẵn.

- Hiệu của một số lẻ và một số chẵn luôn là số lẻ

c) Phép nhân

a x b = c

- Trong đó: a, b là thừa số; c là tích

*) Lưu ý:

- Tích của hai số chẵn luôn là số chẵn.

- Tích của các số lẻ luôn là số lẻ.

- Nếu trong phép nhân có một thừa số là số chẵn thì tích luôn là số chẵn.

- Nhân một số bất kì với 0 thì tích luôn bằng 0.

d) Phép chia

a : b = c

- Trong đó: a là số bị chia; b là số chia; c là thương

*) Lưu ý:

- Số 0 chia cho bất kì số nào thì đều có thương bằng 0.

- Số nào chia cho 1 đều bằng chính nó.

- Số chia cho chính nó thì bằng 1 (Ví dụ: a : a = 1).

- Nếu cùng tăng (giảm) ở số bị chia và số chia một số lần như nhau thì thương vẫn không đổi.

- Trong phép chia, nếu ta gấp (giảm) số bị chia lên bao nhiêu lầngiữ nguyên số chia (mà vẫn chia hết) thì thương cũng tăng lên (giảm đi) bấy nhiêu lần.

- Trong phép chia, nếu ta gấp (giảm) số chia lên bao nhiêu lầngiữ nguyên số bị chia (mà vẫn chia hết) thì thương sẽ giảm đi (tăng lên) bấy nhiêu lần.

2. Tính chất của phép cộng và phép nhân

a) Tính chất của phép cộng:

*) Tính chất giao hoán

a + b = b + a

*) Tính chất kết hợp

(a + b) + c = a + (b + c)

b) Tính chất của phép chia:

*) Tính chất giao hoán

a x b = b x a

*) Tính chất kết hợp

(a x b) x c = a x (b x c)

3. Dấu hiệu chia hết:

- Số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là: 0; 2; 4; 6; 8

- Số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là: 0; 5

- Số chia hết cho 3 có tổng các chữ số chia hết cho 3

- Số chia hết cho 9 có tổng các chữ số chia hết cho 9

- Số chia hết cho 6 là các số chia hết cho 2 và 3.

4. Cách tính giá trị biểu thức

(a) Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn, mà chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc phép nhân, phép chia thì ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái qua phải.

(b) Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn, mà có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, rồi cộng trừ sau.

(c) Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc đơn trước (theo thứ tự quy tắc a, b).

5. Tìm số chưa biết (bài toán tìm x hoặc tìm y)

a) Tìm số hạng của tổng

y + a = b hoặc a + y = b
Vậy: y = a + b

b) Tìm số bị trừ:

y - a = b
Vậy: y = b + a

c) Tìm số trừ:

a - y = b
Vậy: y = a - b

d) Tìm thừa số của tích

y×a=b hoc a×y=b

Vậy y=b:a

e) Tìm số bị chia

y : a = b
Vậy: y = a x b

f) Tìm số chia

a : y = b
Vậy y = a : b
ct toan tieu hoc large

Có thể bạn quan tâm

Định Lý Pythagore được áp dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày, nó được đặt theo tên nhà toán học Hy Lạp cổ ...

Với các đơn vị đo độ dài chúng ta thường sử dụng như ki-lô-mét (km), mét (m), đề-xi-mét (dm), xăng-ti-mét (cm), ...

7 hằng đẳng thức đáng nhớ trong nội dung chương trình học lớp 8. Vnstorage xin tóm tắt lại nội dung 7 hằng đẳng thức và ...

Với các đơn vị đo độ dài chúng ta thường sử dụng như ki-lô-mét (km), mét (m), xăng-ti-mét (cm), mi-li-mét (mm) thì rất ...

Với các đơn vị đo độ dài chúng ta thường sử dụng như ki-lô-mét (km), mét (m), xăng-ti-mét (cm), mi-li-mét (mm) thì rất ...

Với các đơn vị đo độ dài chúng ta thường sử dụng như ki-lô-mét (km), mét (m), xăng-ti-mét (cm), mi-li-mét (mm) thì rất ...