Thứ Bảy, 27/07/2024

Những từ thường sử dụng sai khi viết trong Tiếng Việt Tiểu học

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Đây là câu rất quen thuộc khi học Tiếng Việt bởi trong Tiếng Việt có rất nhiều từ đồng âm khác nghĩa, hoặc đồng âm nhưng cách viết khác nhau.

Bài viết này mình sẽ liệt kê một số từ thường Viết sai khi sử dụng trong văn viết Tiểu học Tiếng Việt:

1. Phân biệt Dành / Giành

(*) Dành: động từ mang nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu hay chia phần cho ai đó (người sở hữu)

- Ví dụ: của để dành, phần này dành cho Mẹ

(*) Giành: động từ chỉ sự tranh đoạt, chiếm hữu, cố dừng sức mạnh để đạt được cho mình, không để người khác có được.

- Ví dụ: giành giật, tranh giành, giành chính quyền

2. Phân biệt Chuyện / Truyện

(*) Chuyện: là thứ được kể bằng miệng (lời nói)

- Ví dụ:

Tấm Cám được kể bằng lời nói và dựa theo trí nhớ thì được gọi là chuyện cổ tích Tấm Cám

Câu chuyện

(*) Truyện: là chuyện được viết ra và được đọc

- Ví dụ:

Khi chuyện cổ tích Tấm Cám được in vào sách thì nội dung được in và người đang đọc cuốn sách đó gọi là Truyện cổ thích Tấm cám.

Cuốn truyện

3. Phân biệt Khoảng / Khoản

(*) Khoảng: để chỉ một vùng không gian, thời gian, độ dài bị giới hạn; Đôi khi "Khoảng" cũng dùng để ước lượng.

- Ví dụ: Khoảng cách, khoảng không, khoảng một giờ

(*) Khoản: là một mục, một bộ phận cụ thể hoặc một mục trong văn bản có tính chất pháp lý

- Ví dụ: tài khoản, điều khoản, khoản tiền

4. Phân biệt Giữ / Dữ

(*) Giữ: động từ chỉ việc sở hữu, bảo vệ; làm cho vẫn giữ nguyên vẹn, không thay đổi hoặc không di chuyển.

- Ví dụ: giữ của, giữ gìn, giữ xe, giữ đồ

(*) Dữ: là tính từ chỉ tính cách của con người, con vật có những hành động, biểu hiện có thể làm hại cho người (vật) khác.

- Ví dụ: dữ dằn, giận dữ, dữ tợn, hung giữ

5. Phân biệt Sương / Xương

(*) Sương: hơi nước xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc trong những hoàn cảnh thời tiết đặc biệt.

- Ví dụ: sương mù, giọt sương, hơi sương, sương muối, màn sương

(*) Xương: bộ phận cứng và chắc làm thành bộ phận khung của cơ thể người và động vật.

- Ví dụ: bộ xương, xương bò, xương cá, xương hàm

6. Phân biệt Nên / Lên

(*) Nên: được dùng trong lời khuyên và mang nghĩa tạo thành một đối tượng mới nhưng không nhìn thấy được, không phân biệt được sự khác biệt giữa đối tượng mới và đối tượng cũ.

''Nên'' thường được dùng trong 3 trường hợp:

- Nên (động từ) : dùng để chỉ lời khuyên cần, đáng.

Ví dụ: Các con nên ghi chép bài đầy đủ

- Nên (liên từ) thành, ra một dạng không cụ thể để nhìn thấy được

Ví dụ: Cha mẹ nuôi con khôn lớn nên người

- Nên (thành ngữ) nên chăng, hệ quả (sẽ)

Ví dụ: 

(*) Lênlà động từ chỉ sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn và đều có điểm chung là sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn ấy đều có thể quan sát được.

Các trường hợp dùng ''lên'':

- Lên: Mang nghĩa di chuyển (quan sát được)

Ví dụ: Lên xuống, leo lên đỉnh, lên xe, Cô giáo đang lên lớp

Lên: Tăng số lượng hay đạt một mức, một cấp, một mốc cao hơn.

Ví dụ: Cháu năm nay lên lớp 5; giá đã tăng lên mức mới

Trên đây mình liệt kê một số từ dễ bị viết sai do đồng âm giữa các từ. Còn thêm cách từ nào nữa mời thầy cô để comment ở dưới mình sẽ bổ sung.

 

Tác giả bài viết

Bình luận của bạn

Nguyễn Thị Tùng Tuyết
Nguyễn Thị Tùng Tuyết

Tài liệu bạn biên soạn rất hay

vnstorage 14/06/2024
vnstorage Trả lời
vnstorage

Tin mới

17/07/2024

28

Với các đơn vị đo độ dài chúng ta thường sử dụng như ki-lô-mét (km), mét (m), xăng-ti-mét (cm), mi-li-mét (mm) thì rất nhiều bạn sẽ không biết hoặc không nghĩ còn có các đơn vị đo độ dài khác như ...

16/07/2024

46

Với các đơn vị đo độ dài chúng ta thường sử dụng như ki-lô-mét (km), mét (m), xăng-ti-mét (cm), mi-li-mét (mm) thì rất nhiều bạn sẽ không biết hoặc không nghĩ còn có các đơn vị đo độ dài khác như ...

27/06/2024

87

Giải bài Toán Lớp 3 bằng phương pháp vẽ sơ đồ đoạn thẳng là dạng toán phổ biến và ngày càng được áp dụng vào các dạng bài tập. Dưới đây, vnstorage sẽ đưa ra một số bài mẫu trong sách Hướng Dẫn Học ...

Là người Việt Nam, chắc ai cũng từng nghe đến từ đểu cáng, tức chỉ những người lừa lọc, làm việc xấu, xấu tính, chỉ kẻ xấu (tính nết). Vậy các bạn có biết từ ĐỂU CÁNG bắt nguồn từ đâu không? Vậy ...

10/06/2024

171

Hướng dẫn giải bài Toán 3 sao (***) trong sách Hướng dẫn học Toán 3 Archimedes năm 2023 mới nhất. Trong sách Hướng dẫn học trường Archimedes có nhiều bài toán đánh dấu 3 * hoặc 2 *, đó là những đề ...

Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi âm dầu như: l/n (đi nàm, no nắng...), g/gh (gê sợ, gi nhớ...), c/k (céo co...), ch/tr (cây che, chiến chanh...), ng/ngh (ngỉ ngơi, nge nhạc...), s/x ...

03/06/2024

291

Trong sách Hướng Dẫn Học Toán 3 năm 2023 trường Archimedes có nhiều đề toán mình thấy rất hay về tư duy và suy luận logic. Mình sẽ đưa một vài đề lên để mọi người tham khảo và cùng đóng góp các giải. ...

29/05/2024

211

Để biết được tháng nào trong năm có 30 ngày hay tháng nào trong năm có 31 ngày (trừ tháng 2 đặc biệt) ta có thể sử dụng quy tắc nắm tay như sau: - Nắm chặt bàn tay lại và đến tính bắt đầu từ ngón ...

vnstorage
Đang tải data ...