Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Đây là câu rất quen thuộc khi học Tiếng Việt bởi trong Tiếng Việt có rất nhiều từ đồng âm khác nghĩa, hoặc đồng âm nhưng cách viết khác nhau.
Bài viết này mình sẽ liệt kê một số từ thường Viết sai khi sử dụng trong văn viết Tiểu học Tiếng Việt:
1. Phân biệt Dành / Giành
(*) Dành: động từ mang nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu hay chia phần cho ai đó (người sở hữu)
- Ví dụ: của để dành, phần này dành cho Mẹ
(*) Giành: động từ chỉ sự tranh đoạt, chiếm hữu, cố dừng sức mạnh để đạt được cho mình, không để người khác có được.
- Ví dụ: giành giật, tranh giành, giành chính quyền
2. Phân biệt Chuyện / Truyện
(*) Chuyện: là thứ được kể bằng miệng (lời nói)
- Ví dụ:
Tấm Cám được kể bằng lời nói và dựa theo trí nhớ thì được gọi là chuyện cổ tích Tấm Cám
Câu chuyện
(*) Truyện: là chuyện được viết ra và được đọc
- Ví dụ:
Khi chuyện cổ tích Tấm Cám được in vào sách thì nội dung được in và người đang đọc cuốn sách đó gọi là Truyện cổ thích Tấm cám.
Cuốn truyện
3. Phân biệt Khoảng / Khoản
(*) Khoảng: để chỉ một vùng không gian, thời gian, độ dài bị giới hạn; Đôi khi "Khoảng" cũng dùng để ước lượng.
- Ví dụ: Khoảng cách, khoảng không, khoảng một giờ
(*) Khoản: là một mục, một bộ phận cụ thể hoặc một mục trong văn bản có tính chất pháp lý
- Ví dụ: tài khoản, điều khoản, khoản tiền
4. Phân biệt Giữ / Dữ
(*) Giữ: động từ chỉ việc sở hữu, bảo vệ; làm cho vẫn giữ nguyên vẹn, không thay đổi hoặc không di chuyển.
- Ví dụ: giữ của, giữ gìn, giữ xe, giữ đồ
(*) Dữ: là tính từ chỉ tính cách của con người, con vật có những hành động, biểu hiện có thể làm hại cho người (vật) khác.
- Ví dụ: dữ dằn, giận dữ, dữ tợn, hung giữ
5. Phân biệt Sương / Xương
(*) Sương: hơi nước xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc trong những hoàn cảnh thời tiết đặc biệt.
- Ví dụ: sương mù, giọt sương, hơi sương, sương muối, màn sương
(*) Xương: bộ phận cứng và chắc làm thành bộ phận khung của cơ thể người và động vật.
- Ví dụ: bộ xương, xương bò, xương cá, xương hàm
6. Phân biệt Nên / Lên
(*) Nên: được dùng trong lời khuyên và mang nghĩa tạo thành một đối tượng mới nhưng không nhìn thấy được, không phân biệt được sự khác biệt giữa đối tượng mới và đối tượng cũ.
''Nên'' thường được dùng trong 3 trường hợp:
- Nên (động từ) : dùng để chỉ lời khuyên cần, đáng.
Ví dụ: Các con nên ghi chép bài đầy đủ
- Nên (liên từ) thành, ra một dạng không cụ thể để nhìn thấy được
Ví dụ: Cha mẹ nuôi con khôn lớn nên người
- Nên (thành ngữ) nên chăng, hệ quả (sẽ)
Ví dụ:
(*) Lên: là động từ chỉ sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn và đều có điểm chung là sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn ấy đều có thể quan sát được.
Các trường hợp dùng ''lên'':
- Lên: Mang nghĩa di chuyển (quan sát được)
Ví dụ: Lên xuống, leo lên đỉnh, lên xe, Cô giáo đang lên lớp
- Lên: Tăng số lượng hay đạt một mức, một cấp, một mốc cao hơn.
Ví dụ: Cháu năm nay lên lớp 5; giá đã tăng lên mức mới
Trên đây mình liệt kê một số từ dễ bị viết sai do đồng âm giữa các từ. Còn thêm cách từ nào nữa mời thầy cô để comment ở dưới mình sẽ bổ sung.